Làm thế nào để bé nhanh biết đi
Bạn nên thường xuyên cho trẻ bò trên thảm hoặc trên đệm cứng, và có thể kết hợp với những trò chơi để khích lệ trẻ.
Với 10 bước cơ bản này, bé yêu có thể tự đứng và đi mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ xe đẩy hay xe tập đi cho bé.
Bắt đầu từ việc dạy trẻ bò
Bò lê có thể rèn luyện sự dẻo dai và sức mạnh cho cơ đùi của trẻ, có ích cho việc tập đi sau này. Bạn nên thường xuyên cho trẻ bò trên thảm hoặc trên đệm cứng, và có thể kết hợp với những trò chơi để khích lệ trẻ.
Tập ngồi trong cũi
Cần rèn luyện các bắp thịt cho trẻ bằng việc luyện tập cho trẻ ngồi trong cũi. Khi trẻ chơi trong cũi, bạn có thể cầm hai tay trẻ, kéo trẻ ngồi dậy, từ từ đứng lên, ngồi xuống, rồi nằm, thực hiện động tác này nhiều lần. Cần chú ý khi kéo tay trẻ không nên dùng lực nhiều, phòng trường hợp trẻ bị trật khớp.
Đạp chân
Hai tay giữ dưới nách trẻ, giữ trẻ đứng, cho trẻ thực hiện những động tác co đạp chân, sự rèn luyện này có thể giúp chân trẻ dài hơn.
Leo trèo bám vịn
Trước khi đi trẻ cần đứng được, bạn có thể để những đồ chơi trẻ thích trên những chỗ hơi cao so với trẻ như ghế sofa, khích lệ trẻ với lên để lấy đồ chơi.
Luyện cho trẻ tự đứng
Lúc đầu trẻ có thể sợ bỏ hai tay khi đứng, vì thế bạn có thể rèn luyện cho bé bằng cách đưa cho bé những đồ chơi mà bé không thể cầm bằng một tay khi bé đang đứng bám như một quả bóng, để bé bất giác cầm bằng cả hai tay, dần dần bé sẽ tự mình đứng được.
Dìu bé đi
Bạn có thể dìu bé tập đi hoặc cho bé bám vào tường, ghế sofa, giường, xe tập đi rồi đi những bước nhỏ. Bạn cũng có thể ở phía sau bé, giữ cho bé từ từ tiến từng bước một, rồi dần dần bỏ tay để bé tự đi, có thể kèm theo các câu khẩu lệnh cổ vũ trẻ, để trẻ thêm hứng thú.
Ngồi xổm trước mặt trẻ
Sau khi trẻ có thể đi khi có vật vịn, bạn ngồi trước mặt trẻ, dang hai tay cổ vũ trẻ đi về phía bạn, đầu tiên là một hai bước, rồi tăng dần khoảng cách. Khi trẻ không sợ bỏ hai tay đi nữa, hai bạn có thể đứng hai đầu, cho trẻ đứng ở giữa đi qua đi lại.
Ít bế trẻ
Bạn nên bế trẻ ít hơn và cho trẻ đi nhiều hơn, nên dành cho bé nhiều thời gian hơn để chơi đùa một cách tự do, khích lệ trẻ tìm tòi khám phá. Bạn cần chú ý đến những vật nguy hiểm đối với trẻ, tạo cho trẻ một không gian an toàn để chơi đùa.
An ủi và cổ vũ trẻ
Khi trẻ tập đi, vấp ngã là điều khó tránh khỏi, bạn không nên quá lo lắng mà sợ không cho trẻ tập đi. Khi trẻ bị ngã, bạn nên động viên, cổ vũ trẻ, giúp trẻ có cảm giác an toàn.
Chú ý dinh dưỡng
Cho trẻ ăn những thức ăn chứa nhiều canxi, bảo đảm cho cơ xương trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Làm thế nào để bé nhanh biết đi Theo Parentschina/Afamily
Saturday, March 5, 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment